Bảo dưỡng xe nâng hàng là việc làm quan trọng, giúp nâng cao tuổi thọ và giảm các hỏng hóc trong quá trình sử dụng xe. Thế nhưng, vẫn có không ít người chủ quan và không quan tâm tới vấn đề này. Dẫn đến những mất mát về tiền bạc và thời gian khi xe bị hư hỏng. Quy trình bảo dưỡng các loại xe nâng có sự khác nhau. Cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Xe nâng hàng thường bị những lỗi hư hỏng nào?
Bảo dưỡng xe nâng hàng là việc làm cần thiết. Bởi trong quá trình sử dụng, sẽ khó tránh khỏi việc xe bị hư hỏng do các yếu tố khách quan hoặc do vận hành sai cách. Thường, xe nâng hàng hay gặp phải các lỗi như:
Hư hỏng ở cần điều khiển số
Việc tài xế vận hành xe sai cách, dùng lực mạnh để đẩy tới hoặc nắm giật mạnh ra phía sau sẽ gây ra tình trạng vòng nhựa ôm cần gạt số và đèn báo tín hiệu bị vỡ hỏng. Đây là bộ phận dựa trên cảm ứng điện từ điều khiển van dầu hộp số. Khi điều khiển, bạn chỉ cần tác động một lực nhỏ để di chuyển cần số.
Hư hỏng Mayo và niền bánh sau
Trường hợp tài xế chạy quá tốc độ cho phép, không kiểm tra xe trước khi vận hành có thể gây ra lỗi hư hỏng Mayo và niền bánh sau. Tình trạng này kéo dài một thời gian khiến các ốc bị lỏng. Từ đó, dẫn đến ăn mòn, phá vỡ Mayo và niền bánh sau chỉ trong một thời gian ngắn.
Hư hỏng Tam bua
Việc sử dụng xe nâng hàng liên tục trong một thời gian dài mà không chú ý kiểm tra sẽ không phát hiện ra phần phanh xe nâng bị mòn. Biểu hiện thường gặp khi xe bị hư hỏng Tam bua như đạp thắng có cảm giác sâu, thắng không ăn, thắng phát ra tiếng lạ,…
Xe nâng hao dầu
Nếu bạn thường xuyên sử dụng nguồn nhiên liệu có nhiều tạp chất bẩn có thể gây tắc đường ống dẫn. Những cặn bẩn bám khiến lỗ phun nhiên liệu nhỏ hơn, xe nâng sẽ chạy yếu đi, gây rỉ sét đầu béc phun và các hư hỏng nghiêm trọng hơn.
Gãy và chênh lệch nĩa
Nĩa sẽ bị gãy và chênh lệch nếu tài xế sử dụng sai cách như dùng nĩa nâng quá trọng tải quy định, nâng hàng sai góc độ, dùng nĩa kéo đẩy hàng hóa.
Hư hỏng hộp số
Vận hành xe nâng sai cách và tài xế không chú ý kiểm tra sẽ dẫn đến hư hỏng hộp số. Thậm chí, khi vận hành gây vỡ seal, phốt gây chảy nhớt và kẹt hộp số.
Quy trình bảo trì bảo dưỡng xe nâng hàng
Khuyến nghị: Bảo dưỡng xe nâng hàng cần được từng tài xế cụ thể, chịu trách nhiệm vận hành và bảo dưỡng bảo trì định kỳ. Mỗi dòng xe nâng sẽ quy trình bảo dưỡng khác nhau.
Quy trình bảo dưỡng xe nâng điện đứng lái/ ngồi lái
Quy trình bảo dưỡng xe nâng điện đứng lái/ ngồi lái diễn ra như sau:
– Vệ sinh khô, dùng xăng hoặc dầu hóa chất để tẩy vết dơ, gỉ sét bên ngoài xe nâng hàng.
– Kiểm tra hệ thống sạc bình, khi bình đầy điện có chức năng tự động ngắt hay không. Nếu chức năng này bị hỏng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của bình.
– Bơm mỡ vào các bánh của xe nâng và các bộ phận chuyển động của xe.
– Kiểm tra hệ thống thủy lực, van, ống dẫn nhớt. Nếu thiếu nhớt thủy lực thì châm thêm, còn trường hợp nhớt thủy lực không sử dụng được thì bắt buộc phải thay thế.
– Kiểm tra động cơ chạy và động cơ thủy lực phần nâng hạ. Bơm mỡ bò vào nhông, xích, bạc đạn và các cơ cấu chuyển động.
– Vệ sinh các board mạch điện tử, kiểm tra các socket, đầu nối của dây điện. Nếu phát hiện ra có gì hư hỏng thì cần thay thế hoặc có biện pháp cách điện tốt nhất.
– Kiểm tra hệ thống thắng, đèn, còi xem chúng còn sử dụng tốt không.
– Kiểm tra chuyển động của hệ thống trợ lực lái, bơm dầu mỡ đẩy đủ vào hệ thống trợ lực lái.
Quy trình bảo trì bảo dưỡng xe nâng dầu/xăng/gas
Quy trình bảo dưỡng xe nâng dầu/ xăng/ gas bao gồm các bước sau:
– Vệ sinh lọc gió, sau khi đã sử dụng xe nâng hàng khoảng 70 giờ.
– Thay dầu máy, sau khi sử dụng xe liên tục 500 giờ. Giờ sử dụng xe sẽ hiển thị ở đồng hồ lắp lô xe. Dầu máy là dầu SAE 15W40, số lượng dầu tùy theo model xe.
– Thay lọc dầu, sau khi sử dụng xe nâng liên tục khoảng 1000 giờ.
– Khi sử dụng xe khoảng 2000 giờ, hãy nhớ thay dầu thủy lực. Nhớt thủy lực là dầu ISO VG-46 hoặc ISO VG-68 với lượng dầu tùy theo model xe.
– Sử dụng liên tục khoảng 1000h phải thay dầu hộp số 1 lần. Dầu hộp số là dầu SAE 10W.
– Sau mỗi 500h sử dụng phải thay dầu cầu 1 lần. Dầu cầu là dầu SAE 75W80 hoặc 80W90.
– Dầu phanh là dầu SAE J1703F. Tài xế xe phải thường xuyên kiểm tra dầu phanh, nếu thấy dầu đổi màu thì cần thay ngay.
– Bơm mỡ cho xe và tra nhớt xích nâng. Đồng thời, tra mỡ cho tất cả bạc đạn bánh xe.
– Mỗi khi vận hành xe, các bác tài đừng quên kiểm tra nhớt máy, nước ở két nước, dầu thắng, hệ thống thắng, đèn, kèn, nhớt thủy lực, các xích nâng,…
Để biết thêm thông tin về quy trình bảo dưỡng xe nâng hàng, quý khách hãy liên hệ ngay tới Công ty Cổ phần Thương Mại và Thiết bị Trường Phát. Bằng nhiều năm kinh nghiệm cùng sự tận tình, chu đáo; chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hãng những sản phẩm tốt nhất cùng chất lượng dịch vụ cao nhất.